Cần chuẩn bị gì khi sắp đến kỳ thực tập?
Địa điểm phỏng vấn: ghi lại kỹ càng, tốt nhất là đã đi ngang qua đó 1 lần.
Ngoài tính bắt buộc của việc thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp mà nhà trường yêu cầu, đây còn là cơ hội tốt cho bạn. Khi bạn thực tập nghiêm túc thì kết quả và giá trị mà bạn đạt được đó là: nền tảng công việc, kinh nghiệm thực tế, đôi khi hứa hẹn trở thành nhân viên chính thức. Vì tầm quan trọng mà kỳ thực tập mang lại, sinh viên chú ý một số điều khi chuẩn bị cho giai đoạn này.
Chuẩn bị kiến thức và tâm lý sẵn sàng trước khi vào kỳ thực tập
Kiến thức và chuyên môn theo đúng chuyên ngành. Bảng điểm chính là minh chứng tốt nhất. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp với một số chứng chỉ khác phù hợp với công việc thì dù bảng điểm không gây ấn tượng thì bạn cũng vẫn không mất hoàn toàn cơ hội được nhận vào thực tập. Có thể kể đến: chứng chỉ tiếng Anh, tin học, vi tính, hoặc một số chứng chỉ các khoá học kỹ năng mềm (nếu có). Ngoài ra nếu là một sinh viên năng động, yêu thích công tác xã hội môi trường thì những chứng nhận tham gia vào các công việc xã hội, tổ chức tình nguyện cũng sẽ góp phần không nhỏ làm tăng chứ không giảm khả năng thuyết phục công ty mà bạn hướng đến.
Bước vào môi trường làm việc thực tế, gặp gỡ bạn bè mới, đồng nghiệp, cấp trên…, với nhiều tính cách khác nhau. Bạn nên cố gắng giữ cho mình tinh thần tích cực, hành xử khéo léo, đúng mực. Bạn sẽ phải nâng cao khả năng quan sát, thích ứng, xứ lý tình huống…, sao cho không gây mất lòng “thiên hạ” mà cũng không hạ thấp hay làm mờ bản thân.
Chọn lựa công ty vào thực tập
Trước mùa thực tập, sinh viên nên sớm có hướng đi tìm những công ty phù hợp với mình. Xác định mục tiêu, khả năng bản thân, lập danh sách công ty mong muốn vào làm rồi tiến hành tìm hiểu thông tin công ty thật kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu một cách cẩn thận các mô tả công việc, yêu cầu công việc của vị trí mà mình mong muốn thực tập là một việc vô cùng quan trọng.
Cùng một vị trí nhưng nhà tuyển dụng có thể có nhiều loại hình khác nhau, khác về ngành nghề, khác về quy mô. Đa dạng sự lựa chọn cũng sẽ mở rộng cánh cửa cho bạn. Biết được các thông tin khái quát về công ty ở giai đoạn này sẽ hỗ trợ bạn ở bước đi kế tiếp.
Thêm một điểm phải lưu ý là sinh viên cần tỉnh táo, tránh rơi vào bẫy của những công ty lừa đảo. Và hơn nữa là nên tìm nơi mà mình thật sự được giao công việc.
Tạo Hồ sơ và gửi đi
Tạo bản CV và Thư thực tập riêng cho từng công ty. Thể hiện rõ ràng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thực tập.
Hồ sơ gửi qua email, bưu điện hoặc nộp trực tiếp phải luôn được kiểm tra cẩn thận, đảm bảo tính đầy đủ, rõ ràng cho hồ sơ của bạn.
Phỏng vấn cho
Kết quả hồ sơ đến sau từ 3-5 ngày làm việc. Sau thời gian chờ đợi, nếu không có phản hồi thì bạn nên liên hệ trực tiếp để biết được tình trạng hồ sơ của bạn như thế nào. Nếu nhận được Thư mời phỏng vấn, bạn nên có lời phản hồi rõ ràng. Trường hợp có câu hỏi hay thay đổi nào trước buổi phỏng vấn thì nên gọi điện ngay.
Nội dung phỏng vấn: luyện tập trước những câu hỏi phỏng vấn thông thường. Bạn suy nghĩ, ghi lại những câu trả lời ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và đọc lại một cách trôi chảy, rõ chữ và mạch lạc.
Địa điểm phỏng vấn: ghi lại kỹ càng, tốt nhất là đã đi ngang qua đó 1 lần.
Thời gian phỏng vấn: đến sớm hơn yêu cầu 10 – 15 phút.
Người liên hệ: lưu giữ số điện thoại của người cần liên hệ với đúng tên và cách xưng hô.
Leave a Reply